ân già, mù lòa này. Tất cả mọi thứ là do bà con hàng xóm, nhà nước cho hết đấy cô ạ. Mấy lần tôi đi xin ăn trượt chân ngã từ trên đê xuống, ngã sóng soài ra đường, bà con thương tình mua cho đôi dép mà đi cho khỏi ngã. Cơ mà tôi không dám đi vì không quen kinh bổ (sợ ngã – PV ). Mà đi chân đất tôi dễ cảm nhận, mon men đường sá nó dễ hơn”, bà cụ hom hem cười. Bà kể, bữa rồi có cô bán thịt lợn ghé chơi thấy nhà tôi không có gì ăn, cô ấy cho tôi ít thịt mỡ để rán lấy mỡ mà nấu, lấy tóp mỡ mà rang ăn với cơm. Vừa hì hụi rán xong, tôi trượt chân ngã đổ hết. Tôi tiếc lắm. Còn bị bỏng nữa, nói rồi bà Nhượng dở áo ra, vết bỏng loang lổ chuẩn bị đang lột da. Rồi bà kể: cái nhà tôi đang ở, xã có bao quanh tường bên ngoài cho tôi thay cho vách đất xưa, cơ mà trong nhà vẫn giữ nguyên hai cây cột. Tôi khổ với hai cây cột này lắm. U đầu không biết bao nhiêu lần rồi. Dám ước mơ gì nữa đâu Ông Bùi Thanh Hải – Phó chủ tịch xã Định Liên cho biết: “Hoàn cảnh của bà Trịnh Thị Nhượng vô cùng đặc biệt tại địa phương. Già cả, neo đơn, khổ cực từ thể xác lẫn tinh thần. Nếu như ở cái tuổi này, người già tại địa phương được sống sung túc, vui vầy cùng con cháu thì bà Nhượng phải cứ phải lang thang đi xin ăn ngoài chợ. Dù bà được hưởng chút trợ cấp nhưng không đủ tiền mua gạo ăn nên bà vẫn phải sống đời hành khất như thế”. Ngày mẹ tôi mất đi, đã nhiều lần tôi muốn đi theo mẹ. Vì tôi mù lòa sống trên đời cũng chẳng có ý nghĩa gì? Nhưng rồi tôi lại được bà con hàng xóm cứu. Rồi mọi người khuyên bảo, xin lấy đứa con mà nuôi. Sau này nó đỡ đần cho, nhưng thân tôi chưa nuôi được lấy gì mà nuôi con. Nhưng thực lòng lúc đó tôi cũng khao khát có một tiếng nói ê a trong nhà. Để bớt đi cái lạnh, cái cô đơn, cái buồn,… Sau đó, tôi đã có bầu và đã đẻ được một cháu trai. Hàng xóm ai cũng vui. Mỗi người tranh thủ đến đỡ việc, cưu mang cho hai mẹ con tôi. Tôi vui lắm! Nhưng đến khi con trai tôi vừa tròn ba tuổi, cháu mất vì một cơn bạo bệnh để lại tôi trong nỗi đau, xót xa và ai oán cho đời mình. Cuộc sống một mình vô vị lắm, nhất là cái tuổi héo hon “gần đất xa trời” này. Tôi ao ước có một gia đình… Nhưng có lẽ “không gia đình” là cái nghiệp của tôi phải gánh, phải chịu. Hôm rồi, tôi có lang thang đi xin lấy con chó nuôi để bầu bạn với mình. Nhưng nhà thì chật chội quá, hàng xóm ai cũng can, sợ bẩn….” Đang dở câu chuyện, chợt có tiếng mèo kêu, bà Nhượng nựng nựng chú mèo: “Ngoan nào ! Để bà cho con ăn nhé!”. Bà kể: đây là con mèo được chú hàng xóm mang cho tôi nuôi để bắt chuột. Có nó tôi đỡ buồn hẳn cô ạ.” Mà cô này, dạo này tự dưng tôi hay bị giật rồi ngã lăn đùng ra sàn nhà. Cũng may có hàng xóm đưa đi trạm xá cấp cứu. Nhưng bệnh của tôi, bác sĩ nói phải xuống bệnh viện huyện để điều trị cơ. Nhưng tôi nghĩ, thân mình cũng nhiều tuổi rồi. Đi chỉ phiền hàng xóm, xã phường thôi nên tôi từ chối. Kệ, sống được ngày nào hay ngày đấy cô ạ”. “Thế bây giờ, bệnh tật thế này, bà không chữa thì lấy sức đâu mà sống?” – chúng tôi hỏi, bà Nhượng cười buồn: “Không sao đâu cô ạ, sống chết có số cả mà. Hôm nay tôi khỏi bệnh rồi. Mai tôi lại mò mẫm ra chợ đi xin ăn được. Còn khi nào tôi không đi được nữa. Chắc là đói và sẽ chết”. “Bà mong ước điều gì không?” – “Nếu được ước… tôi sẽ ước một lần thôi tôi được nhìn thấy ánh sáng. Được nhìn thấy những người bà con đã cưu mang cả đời tôi. Để tôi cảm ơn họ. Và nhất là tôi muốn nhìn thấy con đường hàng ngày tôi vẫn mò mẫm đi xin ăn…” “Bà chỉ ước vậy thôi ư?” – “Nếu đấy là điều ước có thật thì đó là niềm hạnh phúc cả đời tôi rồi. Vì cả đời tôi khổ, đói khát, bệnh tật… Thậm chí một manh áo đẹp tôi chưa bao giờ có, một bữa cơm có thịt, có cá tôi cũng chưa bao giờ được ăn đầy đủ…. thì có dám ước mơ gì nữa cô?”.