Con: Dạ không, thầy bảo con hay ngủ gật nhất, hay bị điểm kém nhất ạ.
Bố: ??!
o O o
Thầy: Nhà em có mấy anh chị em?
Trò: Dạ! Nhà em có 5 anh chị em. Đầu tiên là em, sau đó đến em em, em rồi đến em em em, rồi đến em em em em, cuối cùng là em em em em em ạ!
Thầy: ?!?
Các loại sâu
Trong lớp, cô đang giảng bài thấy Tí đang ngủ, cô gọi dậy…
Cô giáo: Tí! Một số lòai sâu có hại như sâu đục than, sâu cuốn lá…sâu gì nữa?
Tí: Thưa cô! Sâu răng ạ!
o O o
Thầy: Tục ngữ có câu: “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Các trò về suy nghĩ, phân tích và lấy ví dụ thực hành mai nộp cho thầy.
Thầy: Tèo! Em làm gì vậy?
Tèo: Thưa thầy. Con đang mài cây sắt để kịp ngày mai nộp cho thầy cái kim ạ.
o O o
Áo dài: nhìn ông là tôi đoán tương lai ông sẽ là bậc thầy về sử dụng phao cứu sinh.
Mày râu mặt mày rạng rỡ: Vậy ư!
Áo dài: Ừ thì cứ nhìn ông sử dụng phao trong giờ kiểm tra thì tui đoán ra ngay!
Thi vấn đáp
Một sinh viên phải trả thi trong hội đồng. Giáo sư hỏi:
- Các-mác mất năm nào?
- Các-mác đã mất! Một phút mặc niệm để tưởng nhớ đến Người!
Cả hội đồng đứng dậy tưởng niệm một phút. Giáo sư hỏi tiếp:
- Lê-nin mất năm nào?
- Lê-nin mất, nhưng sự nghiệp của Người vẫn còn sống mãi. Ðể tưởng nhớ người lãnh đạo vĩ đại của giai cấp Cộng sản, 5 phút mặc niệm bắt đầu.
Cả hội đồng đứng dậy, mặc niệm. Giáo sư thì thầm với hội đồng:
- Thôi cho nó 3 0 điểm đi, không nó bảo chúng ta hát “Quốc tế ca” thì chẳng có ai ở đây thuộc lời đâu!
0 – 3 điểm là điểm trung bình theo thang điểm của Nga.
Từ đồng nghĩa
Tiết văn, cô giáo đang ôn tập cho cả lớp về từ đồng nghĩa.
Cô: Các em cho cô biết từ “bàn ủi” còn gọi là gì nào ?
Học sinh: Thưa cô “bàn là” ạ !
Cô: Tốt lắm, chữ “là” cũng có nghĩa là “ủi”, chẳng hạn : “Tôi là quần áo” nghĩa là “Tôi ủi quần áo”. Bây giờ em nào cho cô ví dụ khác.
Một học sinh nhanh nhẩu giơ tay và trả lời:
- Thưa cô “Mẹ em là bác sĩ” nghĩa là “Mẹ em ủi bác sĩ”.
Cô: ? ! ?
Chả giấu gì bác
Có một ông lâu ngày đến nhà ông bạn thân chơi. Khách chủ gặp nhau chuyện trò rôm rả. Chủ kiếm trầu mời khách nhưng giữa cơi trầu chỉ có mỗi một miếng. Chủ khẩn khoản mời mãi, khách đành phải ăn.
Cách một thời gian sau, ông này nhớ bạn lại đánh đường sang thăm trả.
Thấy bạn đến, ông kia mừng lắm, mời lên nhà ngồi. Chuyện trò lại rôm rả.
Ông này cũng bày ra giữa cơi chỉ có mỗi một miếng trầu và khẩn khoản mời.
Ông khách khen cơi trầu đẹp và nể lời cầm miếng trầu lên tay ngắm nghía:
- Thứ cau của nhà bác chắc bổ vào dịp trời mưa nên nó lắm xơ nhỉ?
- Không đâu ạ, đó chính là miếng trầu bác mời dạo nọ đấy ạ. Tôi ngậm nên nó hơi bị giập ra.
Trạng Lợn xem bói
Chung Nhi đến kinh, mở một ngôi hàng xem bói. Thế nào lại gặp hai ông bạn đồng hành khi trước vào nhờ xem một quẻ. Ba người gặp nhau vui mừng khôn xiết. Hai người bạn kia liền bảo Chung Nhi gieo cho một quẻ xem phận rồng mây phen này thế nào. Chung Nhi khấn khứa, xem quẻ rồi đoán:
- Trong quẻ này Thánh dạy: “Quần long vô chủ” tất kỳ thi năm nay hoãn.
Thì ra mấy hôm trước, có hai vị quan đến xem bói nói chuyện riêng với nhau để lộ ra. Chung Nhi nghe lỏm được nên mới dám đoán già như thế. Hai người bạn, tuy biết tài Chung Nhi nhưng trong lòng thì chưa tin lắm, còn những người xem bói khác thì hoàn toàn bảo lão thầy bói nói láo. Khi sắp đến kỳ thi, quả nhiên có giấy niêm yết báo hoãn. Ai nấy giật mình, cho Chung Nhi là bậc tiên tri. Từ đó tiếng đồn gần xa, khắp kinh kỳ rủ nhau đến xem bói đông nghìn nghịt…
Một hôm, quan Thượng thư bộ Binh lạc mất con thiên lý mã. Quan tiếc lắm, vì là con ngựa rất quý. Nghe đồn có thầy bói giỏi, quan sai cho gọi Chung Nhi vào dinh. Nằm trong dinh quan Thượng, được cung phụng đầy đủ mọi thứ, nhưng Chung Nhi lo lắm, ăn không ngon, ngủ không yên giấc, trằn trọc suốt đêm, bụng luôn nghĩ đến chuyện mất ngựa. Bất giác Chung Nhi nhớ đến mấy câu trong “Tam tự kinh” học hồi còn nhỏ, liền ngâm to lên cho khuây khỏa: “Mã ngưu dương, thử lục súc, nhân sở tự…”.
Chẳng dè tên lính hầu trong dinh đúng là tên trộm ngựa. Khi mới nghe tin quan Thượng mời Chung Nhi vào, hắn đã lo, nên ngày đêm lai vãng gần đó để nghe ngóng. Đêm hôm ấy, hắn chui xuống gầm giường Chung Nhi nằm, xem động tĩnh ra sao, đương hồi hộp đợi chờ, bỗng nghe thấy Chung Nhi đọc vanh vách nào là “mã” với “tự”. “Mã” là ngựa, còn “tự” thì đúng là tên hắn. Hắn sợ quá, cho là Chung Nhi đã hô đích danh mình rồi, bèn lóp ngóp bò ra khỏi gầm giường, vừa vái vừa kêu, xin khai hết sự thật, nhưng xin Chung Nhi đừng nói rõ tên với quan Thượng. Chung Nhi được thể, thét bảo:
- Ừ, mày lấy trộm ngựa ngày nào, giờ nào, bây giờ giấu ngựa ở đâu? Muốn sống khai ra ngay, không tao hô lên tất cả đến đây thì khó mà cứu vãn đó!
Tên ăn trộm khai hết đầu đuôi. Hôm sau, Chung Nhi vào hầu quan Thượng, giả cách khấn khứa gieo quẻ, rồi cứ lời tên kẻ trộm khai mà nói ra vanh vách. Quan cho người đến tận nơi, quả thấy ngựa quý, mừng lắm, thưởng cho Chung Nhi rất nhiều vàng bạc. Từ đó, tiếng tăm Chung Nhi càng lừng lẫy, ai ai cũng gọi chàng là Trạng.. bói!!!
Hổ phụ sinh hổ tử
Hai cha con nhà kia đều nóng nảy ngang ngạnh, không nhường nhịn ai chút nào. Một hôm, nhà có khách, người cha sai con vào thành mua thịt về nhắm rượu. Người con mua miếng thịt ngon đem về, vừa sắp ra khỏi cổng thành, bỗng đụng ngay một người từ ngoài thành vào, hai người không ai chịu nhường đường đi, cùng ưỡn ngực nghênh nhau chắn ngang lối đi.
Ở nhà chờ lâu không thấy, người cha đi tìm con. Đến nơi, thấy tình hình như vậy liền bảo:
- Con hãy cầm thịt về trước làm cơm mời khách xơi, để cha ở đây cùng y đứng nghênh nhau tiếp!
Ngưu là con bò tót
Một thầy đồ dốt, ngồi dạy học ở nhà nọ. Có nhiều chữ thầy không biết, nên phải đi hỏi người ngoài rồi mới về dạy lại.
Một hôm, dạy đến chữ “bôn” nghĩa là chạy, chữ chồng lên nhau, đoán mãi không ra chữ gì, mới hỏi dò người ta:
- Có giống gì khoẻ bằng ba con trâu không nhỉ?
Có người bảo:
- Có giống bò tót.
Thầy về dạy học trò:
- Ngưu là con bò tót.
Một hôm khác, thầy lại đến dạy chữ “đinh”, mặt chữ thì biết, mà nghĩa thì lại không hay, nhưng vội quá, không kịp đi hỏi. Thấy chữ viết giống như cái giằng cối xay, thầy bèn dạy liều:
- Ðinh là giằng cối xay.
Nhà chủ thấy thầy dốt quá, đành mời thầy cắp tráp ra cửa và đọc tiễn thầy một bài thơ:
Ngưu là con bò tót
Ðinh là giằng cối xay
Thầy dạy hay chữ quá
Xin thầy về đi cày…
Đôi câu đối chọi
Thầy đồ thường dạy học trò đã đối thì phải đối cho chọi mới hay. Một hôm, thầy ra một vế đối: “Thần nông giáo dân nghệ ngũ cốc” (Thần nông dạy dân trồng ngũ cốc).
Tất cả học trò đang ngơ ngác chưa biết đối thế nào. Thì anh học trò nọ đã gãi đầu gãi tai:
- Thưa thầy, chữ “thần” con xin đối với chữ “thánh” có chọi không ạ?
Thầy nói:
- Ðược lắm!
Anh ta lại hỏi:
- Chữ “nông”, con đối với “sâu”, có chọi không ạ?
Thầy nói:
- Ðược lắm!
Anh ta lại hỏi tiếp:
- Chữ “giáo” đối với “gươm”, “dân” đối với “vua” có chọi không ạ?
Thầy gật đầu:
- Ðược lắm, được lắm!
Anh ta lẩm nhẩm: “Nghệ” đối với “gừng”, “ngũ” đối với “tam”, “cốc” đối với “cò”.
Cuối cùng anh ta xin đọc:
- Bây giờ con xin đối ạ! “Thần nông giáo dân nghệ ngũ cốc” con xin đối là: “Thánh sâu gươm vua gừng tam cò”.
Đánh thế còn nhẹ
Có một anh nông dân về nhà ăn cơm trưa, thấy món rau xào hôm nay rất ngon, liền hỏi vợ:
- Rau xào hôm nay sao ngon thế?
Vợ đắc ý khoe:
- Hôm nay có hai người mua chung một miếng mỡ lợn, trên đường đi qua nhà mình đã mượn dao để chia, em đã rửa con dao dính mỡ lợn vào chảo, nên rau mới ngon như thế đấy!
Anh chồng nghe xong, tiện tay tát cho vợ một cái, mắng:
- Tại sao không rửa vào vại nước để mà ăn mấy ngày?
Vợ rất uất ức chạy sang bên cạnh mách tội của chồng với ông chú. Chú nghe xong quát tướng lên:
- Đánh thế hãy còn nhẹ, sao không rửa dao dưới ao, để chúng tao cũng được ăn?