Lập giật mình quay lại thì thấy bà cô họ đang đứng ở cửa phòng. Sắc mặt bà khác hẳn ngày thường. Tỉnh táo và nghiêm nghị hơn. – Nhưng đây là bút tích của ba con. – Bút tích ấy là mối hoạ cho cha con. Những chuyện kể về một đoạn đời khốn nạn, ô nhục ấy mà đáng gì! Chính vong hồn ba con bảo cô lấy nó ra cho con xem. Coi xong rồi thì đốt bỏ. Mọi chuyện đã thuộc về quá khứ rồi. Lập vẫn chưa yên tâm: – Nhưng con vẫn còn thắc mắc. Tại sao có cô gái nào đó xưng là con của cô Tám Xuân? Và tại sao có chuyện hai lần con thấy bộ xương khô và cô gái khóc bên bộ hài cốt. Bà cô kéo ghế ngồi xuống, giọng bà trầm hẳn: – Cô Tám con chết do bị thằng con trai điên của hội đồng Thiệp hãm hiếp, cô ấy xấu hổ, phẫn uất nên treo cổ. Lập chặn ngang: – Như vậy lúc ấy cô Tám con còn con gái, đâu có con? – Thì đúng là như vậy. – Vậy sao cô gái nào đó xưng là con của cô ấy? Bà cô đưa tay chỉ ra ngoài: – Con nói cô gái này phải không? Vừa khi cô gái bước vào. – Đúng là cô ta! Cô gái lần này nghiêm sắc mặt, cúi chào Lập: – Dạ, chào anh. – Hôm trước cô đi xe tôi, giữa đường rồi biến mất? – Dạ đúng. – Rồi cũng chính cô quỳ dưới bộ xương khô? – Dạ đúng. Lập la lên: – Cái gì cô cũng trả lời đúng. Vậy cô là gì? Cô là… Cô gái cười nhẹ: – Là Ánh Xuân. Người chớ không phải ma! – Nhưng tại sao cô có mặt trong ngôi nhà của hội đồng Thiệp? Cô gái lặng đi một lúc rồi tiếp, giọng buồn bã: – Em vốn là con người bạn tù của ba anh. Khi ở trong tù ba anh thường tâm sự chuyện bi kịch của cuộc đời và khi ba anh ra tù chẳng biết vô tình hay cố ý đã bỏ quên quyển hồi ký ghi lại mọi chuyện. Ba em ra tù sau, do thương cảm hoà