Ngày cưới, tôi có cảm giác mình sống trong một giấc mơ đẹp. Tôi lâng lâng tự hào khi nghe bà con xóm giềng tấm tắc khen cô dâu xinh quá, lại may mắn, “tốt số hơn bố giầu”. Chỉ mươi tiếng đồng hồ sau đó là đêm tân hôn, là lúc “động phòng”…
Tôi sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở một xã miền núi, chỉ được học hết cấp 2 là phải nghỉ để giúp việc cho bố mẹ. Càng lớn lên tôi càng cảm thấy buồn vì nghèo mà thua chị kém em. Nhưng tôi cũng có niềm an ủi là được trời ban cho nước da trắng như trứng gà bóc, dáng người dong dỏng, nên bạn bè thường vừa khen, vừa “tị” rằng con bé “nhất dáng, nhì da” đều được cả.
Đến tuổi lấy chồng, có đám này, đám kia trong xóm ngoài làng ngỏ ý muốn “tìm hiểu” tôi. Song họ đâu có hiểu được nguyện vọng cháy bỏng của cả tôi và bố mẹ tôi là thoát nghèo, mà tôi mơ hồ cảm thấy cách thoát nghèo đỡ khó nhất là kiếm được tấm chồng càng khá giả càng tốt. Nhưng tôi chưa biết làm thế nào để thực hiện ao ước đó, mà đành… chờ đợi.
Thế rồi tôi xin vào làm việc tại khu nghỉ dưỡng sinh thái cách nhà không xa. Tại đây tôi đã gặp anh khi anh cùng cha mẹ từ thành phố về nghỉ.
Xem nhu cầu ăn, ở của gia đình này, tôi đoán thuộc loại khá giả. Mẹ anh lại rất hay trò chuyện, dễ gần. Mấy ngày nghỉ lại đây, bà rất chú ý đến tôi, hỏi hết chuyện công việc đến chuyện gia đình, cha mẹ, đã có chồng chưa? Khi nghe tôi trả lời thật thà là chưa có chồng thì bà mừng rỡ ra mặt, thân mật gọi tôi bằng con, đặt thẳng vấn đề là muốn cưới tôi cho con trai.
Bà bảo rằng làm dâu nhà bà tôi sẽ được thừa hưởng một cơ ngơi có nhà cao cửa rộng ở một con phố giữa thành phố, đi đâu xa thì nhà có ô tô con, công việc chẳng có gì vất vả, bà chỉ cần người biết trông nom, quán xuyến gia đình mà bà tin rằng tôi làm tốt.
Nghe bà nói, tôi thầm mở cờ trong bụng. Chỉ có điều hơi lạ là sao anh, con trai bà cứ tỏ ra dửng dưng thế nào ấy. Nhưng rồi tôi lại nghĩ có thể là con trai nhà giàu thành phố họ làm cao, cũng là chuyện thường tình, lại đâm lo lỡ anh ấy không bằng lòng lấy mình thì sao?
Vì thế, chẳng cần suy nghĩ nhiều, tôi “tình trong như đã…” nhưng khất bà sẽ trả lời sau khi hỏi ý kiến bố mẹ.
Nghe tôi trình bày qua điện thoại, bố mẹ bảo tùy tôi. Hễ tôi đồng ý thì bố mẹ cũng đồng ý.
Chẳng bao lâu sau, đám cưới được tổ chức. Ngày cưới, tôi có cảm giác mình sống trong một giấc mơ đẹp. Tôi lâng lâng tự hào khi nghe bà con xóm giềng tấm tắc khen cô dâu xinh quá, lại may mắn “tốt số hơn bố giàu”.
Đêm tân hôn, lần đầu tiên nằm cạnh người con trai là chồng mình, tôi hồi hộp, rạo rực ghê lắm. Anh choàng tay ôm nhẹ tôi. Tôi cảm giác như có luồng điện chạy vào cơ thể khiến toàn thân nóng ran. Tôi chờ một cái ôm ghì thật chặt, chờ một cái hôn thật sâu, thật nồng nàn của chồng và… cái giây phút thần tiên ấy. Nhưng chẳng thấy anh thể hiện sự chủ động vào cuộc gì cả. Tôi nắm bàn tay chồng nhẹ nhàng đặt lên ngực mình để anh thấy được trong bầu ngực tròn đầy, cương cứng của tôi, tim tôi đang đập rộn, đang khao khát, đợi chờ… Và rồi, tôi mạnh dạn luồn tay vào ngực anh, lui dần xuống, dần xuống… và tôi thật bất ngờ, phát hoảng vì như vừa nắm phải… con giun.
Những đêm sau vẫn tiếp tục vô nghĩa, khiến tôi buồn bã rã rời.
Mẹ chồng tôi bán cháo lòng, lòng lợn, nên nhờ một chú trong ngõ gần nhà làm nghề giết mổ lợn ở lò sát sinh, hàng ngày chọn mua bộ lòng ngon nhất đem về giúp. Hôm ấy tôi dậy rất sớm thì gặp chú đến giao hàng. Đấy là một người đàn ông lực lưỡng, nói năng bỗ bã, có lần nghe mẹ chồng tôi nói hoàn cảnh khó khăn lắm vì vợ ốm yếu quanh năm. Vừa đưa cái túi đựng lòng sống, tay “chú” vừa cố tình chạm vào tay tôi, mồm thì nói nhỏ một câu văn vẻ mà cũng đầy cạnh khóe: “Biết vì sao bông hoa rừng ủ rũ rồi!”
Những ngày đầu tôi thấy ghét cái thói chọc ghẹo của chú ấy thế, nhưng dần cũng thành quen. Hình như chú ấy cũng cảm nhận được như vậy, nên có hôm nói rất trâng tráo: “Đã nhiều tuổi đâu mà gọi bằng chú. Gọi anh cho thân mật đi!”
Miệng nói, mắt “chú” nhìn như muốn đốt cháy cả bộ ngực tôi đang phập phồng dưới làn áo ngủ mỏng manh.
Thấy ổn sau chuyện chuyển “chú” sang “anh”, những ngày tiếp theo, anh dùng những lời vừa sắc như dao đâm nát tim tôi, ngay sau đó lại ve vãn tôi, rằng: Chồng em bị bệnh hồi nhỏ, bất lực chuyện làm đàn ông rồi, phố này ối người biết đấy. Ở với nó, chẳng bao giờ biết “mùi đời” đâu, em ạ. Giọng anh hạ xuống thầm thì: Anh giúp đỡ nhá!
Nhìn người đàn ông lực lưỡng, bộ ngực, cánh tay vạm vỡ chật căng cả áo, tôi tưởng tượng… và thấy khát khao, rồi lại sợ hãi.
Chồng thì “bất lực”, hàng xóm lại “nhòm”. Thật khổ thân tôi….